7/30/09

Lịch thi lần 1 của các bạn học lại nhé!!!

Ngày 29/7/2009:13h30 Triết học 1 P207,209 A3

Ngày 30/7/2009:13h30 Tin học dc Phòng máy

Ngày 31/7/2009 :13h30 CNXH P207,209A3

Ngày 3/8/2009 :15h English 2 P308A3

Ngày 4/8/2009 :9h Giải tích 1 P 205,207,209A3

Ngày 5/8/2009 :15h Triết 2 P207,209A3

Ngày 7/8/2009 : 9h KTCT P207,209A3

Ngày 10/8/2009:9h Giải tích 2 P207,209A3
13h30 English3 P207,209A3
15h Vật lý 1 P302A3

Ai lên A1 thi chép về rồi check lại cái nha!!!


Chúc mọi người thi tốt!



Posted by:LPHT

Lịch thi lại chính thức học kì 2 năm học 2008-2009

Ngày 5/8/2009
sáng 9h: Điện tử tương tự 207A3
chiều 13h30:Tiếng anh chuyên ngành 104A3

Ngày 6/8/2009
Sáng 9h30:Kiến trúc máy tính 411A3
Chiều:
13h30:Cơ sở đo lường điện tử 102A3
15h30:Toán kĩ thuật 405A3

Ngày 7/8/2009
chiều 13h30:Điện tử số 207A3

Ngày 9/8/2009
chiều 13h30:Cơ sở kĩ thuật lập trình Phòng máy(tầng 6,lúc thi đi đấy)

Tất cả các sinh viên đi thi lại bình thường,thi xong mới phải nộp tiền.Ai ko nộp tiền hủy kết quả thi!!!!!



Posted by:LPHT

7/22/09

Hướng dẫn giải đề thi hết môn ĐTS.Author:ThS.Nguyễn Hồng Hoa.Posted by:LPHT

Đề 1:
1. Chứng minh bằng pp đại số:
- Biến đổi giả thiết đã cho về dạng đơn giản hơn (áp dụng ĐL DeMorgan)
- Thêm biểu thức bằng 0 đã cho trong giả thiết (đã rút gọn) vào hai vế
- Nhóm các hạng tích trong mỗi vế để đưa hai vế về dạng giống nhau (mỗi vế chỉ cần biến đổi khoảng 5 dòng là được kết quả)

2. Thiết kế bộ đếm Mod 7 không đồng bộ thực hiện đếm lùi
- B1: Vẽ đồ hình trạng thái ( 6 - 5 - 4 - 3 - 2 - 1 - 0), lối ra z = 1 khi từ trạng thái 0 trở về trạng thái 6. Có thể đếm khởi đầu từ 0 - 6... nhưng dễ nhầm hơn.
- B2: Mã hóa trạng thái (nhị phân thông thường: 110 - 101 - ... 000)
Cần dùng 3 trigơ, chọn loại trigơ (nên chọn D hoặc JK cho đơn giản), chọn loại kích hoạt tại sườn dương (hoặc sườn âm), chú ý chọn cùng loại cho cả 3 trigơ
Nếu chọn trigơ D: tìm được phương trình đặc trưng là có phương trình hàm kích, tuy nhiên khi đó pt của D sẽ phức tạp, vẽ mạch khó hơn
Nếu chọn trigơ JK: phương trình hàm kích sẽ đơn giản hơn, vẽ mạch dễ hơn
- B3: Vẽ giản đồ xung: (giả thiết trạng thái ban đầu là 110), giả sử chọn loại kích hoạt sườn âm (ở B2)
C
Q0: 0 1 0 1 0 1 0 0 thay đổi tại sườn âm C
Q1: 1 0 0 1 1 0 0 1 thay đổi tại sườn âm C (không thể chọn sườn âm Q0 đảo, vì điểm cuối Q1 thay đổi nhưng Q0 không thay đổi)
Q2: 1 1 1 0 0 0 0 1 thay đổi tại sườn âm Q1 đảo, tương ứng với sườn dương Q1
Bước này rất nhiều bạn làm sai, một số lỗi sai phổ biến:
+ Bộ đếm lùi, nhưng lại vẽ giản đồ xung theo trình tự đếm tiến
+ Chọn sai thời điểm định thời của các trigơ, chọn xung định thời cho trigơ nào thì phải chú ý thời điểm chuyển trạng thái của trigơ đó, gióng lên xem trùng với thời điểm chuyển trạng thái của trigơ nào tầng trước để chọn, nếu k trùng thì chọn xung định thời là xung clock
- B4: Viết hệ phương trình
+ Lập bảng K của hàm ra Z, viết pt, chú ý trạng thái 111 là dư (đánh dấu x trong ô tương ứng)
+ Lập bảng chuyển đổi trạng thái (dạng bảng K) của cả ba trigơ theo đồ hình mã hóa trạng thái (ô 111 là x)
+ Lập bảng K của Q0, Q1 (theo đúng bảng chuyển đổi trạng thái ở trên, vì xung định thời của hai trigơ này là xung C), rút gọn và tìm JK
+ Lập bảng K của Q2 : tại những thời điểm có sườn dương Q1 thì theo đúng bảng chuyển đổi trạng thái, còn lại là x, rút gọn và tìm JK
- B5: Xét khả năng tự khởi động, vẽ lại đồ hình trạng thái
- B6: Vẽ mạch

3.Thiết kế mạch kiểm tra dãy xung
* B1: - Chức năng: kiểm tra dãy tín hiệu vào, lối ra z = 1 khi tín hiệu vào có dạng 100 hoặc 000
- Sơ đồ khối gồm: X : đầu vào tín hiệu
Ck: xung nhịp
Z: lối ra



* B2:- Vẽ đồ hình trạng thái, 7 trạng thái từ S0 đến S6, mỗi chuyển đổi trạng thái được đồng bộ với xung Ck

- Lập bảng chuyển đổi trạng thái và tín hiệu ra

* B3: Tối thiểu hóa trạng thái : Lần 1: S3 = S5 = S35, S4 = S6 = S46

Lần 2: S1=S2=S12

* B4: Mã hóa trạng thái: dùng 2 trigơ, chú ý các trạng thái kề nhau chỉ khác nhau 1 biến

* B5: Xác định hệ phương trình (2 pp: từ bảng hàm kích, từ đồ hình trạng thái)

- Pt hàm kích

- Pt hàm ra

* B6: Vẽ mạch



4. Vẽ dạng xung

- Gọi tín hiệu đầu ra cổng OR là Y

- Mỗi khoảng thời gian trên hình vẽ bằng 5

- Thời gian trễ của các cổng Tpd = 2x5 = 10

- Có : Y = A trễ 10

B = Y đảo, trễ 10

C = B đảo, trễ 10

Lối ra F = A+C, trễ 10

- Tại thời điểm 0 ban đầu : A = 1 suy ra Y = 1 tại 10 suy ra B = 0 tại 20 suy ra C = 1 tại 30

- Tại thời điểm t0 = 30 : A = 0 suy ra Y = 0 tại 40 suy ra B = 1 tại 50 suy ra C = 0 tại 60

- Tại thời điểm t1 = 100 : A = 1 suy ra Y = 1 tại 110 suy ra B = 0 tại 120 suy ra C = 1 tại 130

- Gióng tín hiệu tại A và tại C, trễ đi 10 được lối ra F



Đề 4:
1. Chứng minh bằng pp đại số:
- Biến đổi giả thiết đã cho về dạng đơn giản hơn (áp dụng ĐL DeMorgan)
- Thêm biểu thức bằng 0 đã cho trong giả thiết (đã rút gọn) vào hai vế
- Nhóm các hạng tích trong mỗi vế để đưa hai vế về dạng : biểu thức bằng 0 + AD (mỗi vế chỉ cần biến đổi 2 lần được kết quả)

2. Xây dựng hàm logic F
- B1: Lập bảng trạng thái

Chú ý : đây là hàm cộng modul 2 của 4 biến nên BTT gồm 16 tổ hợp, chẵn bit 1 : f = 0

lẻ bit 1 : f = 1

a. Dùng MUX 8 :1

- Chọn ABC là các bit địa chỉ

- Chia BTT thành 8 tổ hợp địa chỉ của ABC

- Tìm mối quan hệ giữa f và D trong từng tổ hợp địa chỉ

- Vẽ sơ đồ khối của MUX

ABC = A2A1A0

D0 = D3 = D5 = D6 = D

D1 = D2 = D4 = D7 = D đảo

b. Dùng bộ giải mã 4:16

- Viết biểu thức hàm f:

suy ra f = D1 + D2 + D4 + D7 + D8 + D11 + D13 + D14

- Vẽ sơ đồ khối của bộ giải mã 4:16

ABCD = A3A2A1A0 (đầu vào bộ giải mã)

Đầu ra bộ giải mã là 16 đầu ra từ D0 cho đến D15

Dùng cổng OR 8 đầu vào là D1, D2, D4, D7, D8, D11, D13, D14

Đầu ra cổng OR là hàm f

3.Thiết kế mạch kiểm tra dãy xung
* B1: - Chức năng: kiểm tra dãy tín hiệu vào, lối ra z = 1 khi tín hiệu vào có dạng 1101
- Sơ đồ khối gồm: X : đầu vào tín hiệu
Ck: xung nhịp
Z: lối ra



* B2:- Vẽ đồ hình trạng thái, 15 trạng thái từ S0 đến S14, mỗi chuyển đổi trạng thái được đồng bộ với xung Ck

- Lập bảng chuyển đổi trạng thái và tín hiệu ra

* B3: Tối thiểu hóa trạng thái : Lần 1: S7 = S9 = S10= S11 = S12= S13=S14=S7’

Lần 2: S4=S5=S6=S456

* B4: Mã hóa trạng thái: dùng 3 trigơ, chú ý các trạng thái kề nhau chỉ khác nhau 1 biến

* B5: Xác định hệ phương trình (2 pp: từ bảng hàm kích, từ đồ hình trạng thái)

- Pt hàm kích

- Pt hàm ra

* B6: Vẽ mạch

4. Xây dựng mã Hamming lẻ với từ mã thông tin 111011

- Số bit thông tin m = 6 nên số bit thêm vào p = 4(p1, p2, p4, p8), thêm vào các vị trí 1, 2, 4, 8

m10, m9, p8, m7, m6, m5, p4, m3, p2, p1

- Cấp kiểm tra : lập bảng thứ tự nhị phân của 4 bit p (từ 1 cho đến 10)

p1 kiểm tra các bit ở vị trí 1, 3, 5, 7, 9

p2 kiểm tra các bit ở vị trí 2, 3, 6, 7, 10

p4 kiểm tra các bit ở vị trí 4, 5, 6, 7

p8 kiểm tra các bit ở vị trí 8, 9, 10

- Tìm p:

p1 + m3 + m5 + m7 + m9 = 1

p2 + m3 + m6 + m7 + m10 = 1

p4 + m5 + m6 + m7 = 1

p8 + m9 + m10 = 1

- Viết từ mã Hamming lẻ sau khi tìm được các giá trị p

7/4/09

Giải đề thi đại học năm 2009 môn vật lý khối A

Đề thi không khó nhưng phân loại được học sinh ^^ !









Post By Rabbit.Quan

Giải đề thi đại học năm 2009 môn toán khối A

Đề thi không khó nhưng phân loại được học sinh ^^




Post by Rabbit.Quan